Giới thiệu chung
Viện Đông phương học cổ điển và Văn minh Cổ đại thuộc Trương đại học nghiên cứu Quốc gia “Trường Kinh tế Cao cấp” thực hiện chương trình nghiên cứu và giảng dậy các chuyên ngành Đông phương học, trong sự kết hợp chặt chẽ với việc nghiên cứu và giảng dậy các lĩnh vực Văn minh cổ đại. Các hoạt động của Viện có những điểm đặc trưng như sau:
Sự thống nhất giữa các chuyên gia về Đông phương học, Ngữ văn cổ điển, Lịch sử Thế giới cổ đại cho phép phát triển các nghiên cứu lien ngành một cách đầy đủ toàn diện
Mọi sự liên kết toàn diện giữa Đông phương học cổ điển và nghiên cứu Phương đông học hiện đại ở tất cả các cấp độ trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy
Phạm vi địa lý tối đa của các vùng, ngôn ngữ và truyền thống được nghiên cứu
Phạm vi rộng rãi của các chủ đề nghiên cứu (từ ngôn ngữ học đến văn hoá học)
Sự thích hợp quá trình giảng dậy trong công tác nghiên cứu khoa học
Hợp tác chặt chẽ với các trung tâm khoa học Nga và quốc tế
Các hình thức hiện đại trong hoạt động xuất bản
Các phương hướng hoạt động
Từ quan điểm về địa bàn nghiên cứu, các nghiên cứu của cán bộ Viện bao trùm hầu hết các khu vực truyền thống trong lĩnh vực nghiên cứu Đông phương học và Van minh Cổ đại như:
Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, Campuchia, Lào và Thái Lan, Mông Cổ và Tây Tạng, Iran, Ấn Độ cổ đại, Ấn Độ hồi giáo và Pakistan, ngôn ngữ và văn hoá của Dravida Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước thuộc ngữ hệ Turk trong khu vực Trung Á, thế giới Ả Rập, Ethiopia và Eritrea, Mesopotamia cổ đại, thế giới của Cựu Ước, Kitô giáo Đông phương, những nghiên cứu về Syria học và Aram mới học, Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại, khảo cổ học về Phương Đông cổ đại, các vùng phía Đông và Đông Nam của Nga.
Từ quan điểm chủ đề nghiên cứu, Viện tập trung vào các hướng nghiên cứu chính sau đây:
- Ấn phẩm có chú giải và bản dịch những tài liệu thành văn của phương Đông (dự án dài hạn nghiên cứu và xuất bản có chủ đề "Đông phương và thời kỳ Cổ đại trong các Văn bản Cổ điển")
- Nghiên cứu trong lĩnh vực ngữ văn thời Cổ đại và thời Trung cổ ở phương Đông
- Nghiên cứu về thơ văn trong văn học thời Trung cổ ở phương Đông (chủ yếu là Iran, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản)
- Nghiên cứu so sánh các nền văn hoá phương Đông và phương Tây (thời Cổ đại – thời Trung Cổ – thời Hiện đại)
- Mô tả và so sánh các ngôn ngữ Cổ đại và Hiện đại của Đông Nam Á và châu Phi (các ngôn ngữ Semitic, Indo-European, vùng Altai, bán đảo Đông Dương, Trung-Tây Tạng) từ phương diện đồng đại và lịch đại
- Nghiên cứu văn học dân gian, thần thoại và tôn giáo dân gian của các nước phương Đông (nghiên cứu điền dã, xuất bản và phân tích các kết quả nghiên cứu)
- Khảo cổ học phương Đông và thời kỳ Hy Lạp cổ đại
Xuất bản phẩm
Các cán bộ của Viện có nhiều kinh nghiệm trong việc gửi đăng các kết quả nghiên cứu khoa học trên các tạp chí khoa học quốc tế, được đăng ký và lưu giữ trong các cơ sở dữ liệu thư mục của Web of Science và Scopus. Các công trình nghiên cứu của cán bộ Viện được phát hành tại các nhà xuất bản khoa học lớn nhất thế giới, như Brill, de Gruyter, Nhà xuất bản Đại học Oxford.
Trong số các dự án của Viện có thể kể đến một số những thành tựu nghiên cứu như: tiếp tục nghiên cứu đề tài Orientalia et Classica sau khi đã xuất bản nhiều tập sách về đề tài này, đã xuất bản một tạp chí khoa học quốc tế có cùng tên, đã phát hành tại các nhà xuất bản nước ngoài bộ sưu tập khoa học và chuyên khảo với sự tham gia của các chuyên gia nổi tiếng. Cùng với nhà xuất bản quốc tế Eisenbrauns, Viện đã xuất bản một loạt tập san có tên Babel und Bibel, thông tin của những tập san này được lưu giữ trong Web of Science và Scopus. Tạp chí "Các câu hỏi về mối quan hệ ngôn ngữ" được biên soạn bởi Ban biên tập quốc tế và được phát hành tại nhà xuất bản quốc tế Gorgias Press (được phát hành chủ yếu bằng tiếng Anh).
Cơ cấu tổ chức, các tổ bộ môn:
Các chương trình đào tạo của Viện sau đây được triển khai theo từng giai đoạn:
- Nghiên cứu Kinh Thánh và Lịch Sử của Israel Cổ đại
- Các ngôn ngữ và văn học Ấn độ
- Ngôn ngữ và văn học Iran
- Ngôn ngữ và văn học Trung Quốc
- Các Ngôn ngữ và văn học Đông Dương và Đông Nam Á
- Ngôn ngữ và văn học Nhật Bản
- Ngôn ngữ và văn học Triều Tiên
- Các Ngôn ngữ và văn học của Mesopotamia cổ đại
- Các Ngôn ngữ và văn học cổ của Syria và Palestine
- Ngữ văn Ethiopia-Ả Rập
- Ngôn ngữ và văn học của các nước Ả Rập
- Ngôn ngữ và văn học Ấn Độ (Tamil và tiếng Phạn)
- Ngôn ngữ và văn học của Ấn Độ và Hồi giáo Nam Á (tiếng Urdu và tiếng Ba Tư)
- Ngôn ngữ và văn học Mông Cổ và Tây Tạng
- Ngôn ngữ và văn học của ngữ hệ Turk
- Lịch sử Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại
- Văn ngữ cổ điển
Các ngôn ngữ được nghiên cứu và giảng dậy tại Viện
Tiếng Sumer, tiếng Akkad, tiếng Ugaritic, tiếng Phoenicia, tiếng Hebrew, tiếng Aram cổ, tiếng Syria, tiếng Aram hiện đại, bao gồm Turoyo, Hurria, Hittite, Ethiopia cổ điển (Ge’ez), ngôn ngữ văn học Ả Rập và các ngôn ngữ Ả Rập địa phương, tiếng Amhara, tiếng Tigrinya, tiếng Sogotri, tiếng Phạn, Tiếng Hindi, tiếng Pali, ngữ hệ Prakrit, ngữ hệ Ladakhi, tiếng Tamil, ngôn ngữ vùng Ba Tư hiện đại, Ba Tư cổ điển, tiếng Urdu, tiếng Trung , tiếng Hán (Wenyan), tiếng Nhật, tiếng Nhật cổ (Bunge), tiếng Triều Tiên, tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Lào, tiếng Khmer, tiếng Mông Cổ, tiếng Tây Tạng, tiếng Chagatai, ngữ hệ Turk cổ, tiếng Thổ nhĩ kỳ cổ, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Hy Lạp cổ, tiếng Latin, ngữ hệ Anatolian, ngữ hệ Altai, tiếng Tocharian, ngữ hệ vùng Kavkaz, ngữ hệ Hán-Tạng, ngữ hệ Nam Á, ngữ hệ Dravida, ngữ hệ Chukotka-Kamchatka, ngữ hệ Enisei, ngữ hệ Khoisan.
Nghiên cứu khoa học
Trong các hướng nghiên cứu khoa học Viện chú trọng vào một số chủ đề sau:
- Đông phương cổ đại, thuyết Arama, so sánh các ngôn ngữ Semit, ngôn ngữ và văn hoá dân gian của các dân tộc ở phía nam bán đảo Ả rập
- Phân tích mức độ quan hệ gần và xa giữa các ngôn ngữ có cùng một nguồn gốc lịch sử, sử dụng phương pháp định lượng để phân nhóm các ngôn ngữ theo các ngữ hệ
- Ngữ văn cổ điển và lịch sử thời kỳ Hy Lạp-La Mã cổ đại: ngôn ngữ, văn học, thần thoại, lịch sử các vương quốc và các dân tộc
- Trung Đông trong kỷ nguyên Hy lạp hóa, tài liệu về lịch sử, văn hoá và tôn giáo của vùng Syria-Palestine vào buổi giao thời của hai thời đại và thời Trung Cổ
- Tài liệu thành văn của Ấn Độ, Iran, Mông Cổ, Tây Tạng: Ngữ văn Phật giáo, Ngôn ngữ và Văn học Ba Tư, Biên niên sử Mông Cổ
- Viễn Đông và Đông Nam Á: lịch sử và văn hoá – ngôn ngữ, văn học, truyền thống văn hoá dân gian và thần thoại – Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, Campuchia, Lào và Thái Lan
- Nghiên cứu, so sánh các nền văn hoá trong sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ môn liên quan.
Нашли опечатку?
Выделите её, нажмите Ctrl+Enter и отправьте нам уведомление. Спасибо за участие!
Сервис предназначен только для отправки сообщений об орфографических и пунктуационных ошибках.